Chông
chênh một nỗi Cẩm Giàng
Bút ký Vương Tâm
Hẹn hò mãi, tôi mới được ông Đạm đón tiếp
tại khu vườn trại nhà anh em Tự lực Văn đoàn (TLVĐ), ngay cạnh ga Cẩm Giàng, Hải
Dương. Lâu nay, ông Đạm được coi là người tạm quản lý khu đất rộng tới 2ha này,
bởi gia đình ông đã mua 2000m2 đất, ở giữa khu trang trại này, và đã sinh sống ở
đây từ năm 1970 đến nay.
Gặp tôi, ông Đạm cười gượng vì đã cám cảnh mấy anh nhà báo đến quấy nhiễu, nhưng lại chả có tác dụng gì, cho dù đã có hàng chục bài báo đã lên tiếng sự chậm trễ của dự án xây dựng Khu Lưu niệm TLVĐ. Trong lúc chờ ông đi lấy chìa khóa cổng, tôi tạt vào chợ huyện ở gần đầu đường, như một sự tình cờ. Nhưng tôi bỗng thấy bâng khuâng làm sao, khi hình dung cách đây hơn nửa thế kỷ, nhà văn Thạch Lam đã từng dạo bước, với gương mặt nho nhã, luôn luôn đượm nỗi phiền muộn...
Chợ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) xinh như một bài thơ. Nhưng lại là những câu thơ buồn khi tôi sực nhớ lại chuyện của “Cô hàng xén”, mà Thạch Lam đã viết tại nơi đây. Mỗi lần qua chợ là tôi không kìm được bước chân nhẹ gót tạt qua dãy hàng xén. Ngắm từng người bán hàng và tôi cứ mường tượng rằng kia là cô Tâm, nọ là cô Tâm, đấy là cô Tâm và tôi là anh giáo nghèo ngày nào mê ly cô bé ấy. Nhưng rồi hạnh phúc khuất nẻo ở nơi nào. Cô hàng xén vẫn phải chắt chiu từng cắc, từng xu để nuôi mấy miệng ăn, rồi vẫn phải lo cho đứa em ăn học. Mỗi lần về nhà là lại một lần thổn thức với nỗi buồn nghèo khó. Nó đeo đẳng với những lo toan không bao giờ dứt ra khỏi cuộc đời. Tiếng thở dài nẫu ruột của Tâm như muốn nuốt vào lòng những niềm hy vọng mơ hồ về một tương lai mông lung, nơi xóm chợ nghèo...Tôi như mộng mị, ngơ ngẩn, với nỗi buồn cô hàng xén ấy, nếu không có ông Đạm gọi tôi, nào có đi không kẻo nắng. Lúc này tôi mới tỉnh cơn mơ ngày, rảo chân đi theo ông Đạm ngược chợ đến đầu con đường mang tên Thạch Lam, người đã làm thổn thức hàng triệu con tim bởi những nỗi buồn Cẩm Giàng, day dứt trong nỗi cô đơn.
Tôi và ông Đạm đi dọc trên còn đường nhỏ của thị trấn cắt ngang lộ Độc Lập. Người ta đặt tên nhà văn cho con đường này từ năm 1996, có lẽ bởi tình cảm hiền hậu, hết mực yêu thương những con người cần lao, nghèo khổ của tác giả được thể hiện trong hầu hết những nhân vật, hay câu chuyện đã viết, đều xảy ra ở tại thị trấn ga hoang lạnh một thời. Nó có thể nói đó là một thế giới tâm hồn cô đơn, bơ vơ được an ủi, vỗ về. Cùng với đó con đường mang tên Thạch Lam ghi dấu một lối đi của một đường văn, tuy thời đoạn 10 năm của TLVĐ, nhưng lại cháy sáng một sắc mầu thiên thanh, không thể nào quên.
Mười năm, nào là những tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay, rồi Nhà Xuất bản Đời Nay, TLVĐ đã bồi dưỡng và phát hiện ra không ít nhân tài văn chương cho đất nước. Mười năm với ba lần trao giải thưởng Văn học, TLVĐ gắn bó với những cái tên như Tế Hanh, Anh Thơ, Nguyên Hồng, Đỗ Xuân Thu, Mộng Tuyết...Cùng với đó là hàng chục cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn ra đời đã làm sao động đời sống văn học. bạn đọc yêu mến những tác giả như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Xuân Diệu...và đặc biệt Thạch Lam đã làm rơi nước mắt của bao người khi được chia sẻ trong cuộc sống. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam là một bài thơ buồn trong cõi nhân gian. Tác phẩm của ông thuộc về những người nghèo và những thân phận vất vả với những lo toan, khắc khoải với miếng cơm manh áo hàng ngày. Có thể nói, trừ cuốn “Hà Nội ba sáu phố phường”, còn lại tất cả truyện ngắn hay của ông đều viết về những con người ở phố huyện Cẩm Giàng heo hút một thuở này...
Mải nghĩ, tôi chợt suýt vấp vào một cột đá mọc bên lề đường, thì ra đó là cái mốc báo bên trái có một lớp học mẫu giáo, và nhà Văn hóa của khu vực gần đó. Thật bất ngờ, bên phải con đường, thui thủi một căn nhà nhỏ, đó là một cửa hàng khám bệnh miễn phí của một ông lang nghèo của phố huyện. Vậy là, phố Thạch Lam còn hoang vu lắm, và còn nhoi nhói những nỗi buồn quanh quất ở đâu đó, bảng lảng nhẹ tênh những con gió rụt rè lùa tới. Mới hay, con đường dẫn vào khu nhà vườn trại, nơi sinh hoạt gặp gỡ của các nhà văn TLVĐ ngày nào, cũng còn nhiều trắc trở lắm. Vẫn cứ phải vòng vào đường sắt ga Cẩm Giàng. Lại có chỗ vật vã những gạch, vôi, phế liệu hay cỏ hoang che kín dấu chân người.
Ông Đạm giờ đã hơn tám mươi tuổi, chân đi như đếm bước vậy, lúc lúc lại dừng để cười, nhưng thực ra để thở cho đỡ mệt. Cho dù tôi biết con đường cũng chỉ dài khoảng 320 mét, một con số ánh xạ của đoạn đời 32 năm của nhà văn Thạch Lam. Đó cũng là một sự ngẫu nhiên đến kỳ lạ của hai con số. Nhưng ông Đạm lại thốt lên một câu rằng, mình đã đợi hàng chục năm nay rồi, mấy cái đận 32 năm chỉ mong mỏi cái ngày khởi công khu tưởng niệm TLVĐ đến cháy ruột, cháy gan, mà vẫn chưa thấy đâu. Trước khi mở cổng cho tôi vào trong ông chỉ lên bản sơ đồ quy hoạch được dựng bên đường sắt, rồi lắc đầu tỏ ra thất vọng.
Sự thất vọng của ông Đạm càng tô thêm một mầu đen khi cho tôi biết, ông là chủ nhân 2000 mét đất trong khu tưởng niệm này, sẵn sàng bàn giao cho chính quyền, khi bắt tay vào dự án. Nỗi buồn ông hoang hoải làm sao, khi chung quanh ngôi nhà, mà ông tạm làm bảo tàng nhỏ TLVĐ, cây cỏ mọc um tùm, hoa dại côi cút mênh mông. Nhưng rồi nỗi trầm tư cũng thoáng qua. Tôi được ông Đạm cho xem một số tài liệu, sách và ảnh lưu trữ được tại nhà ông. Tự nhiên ông mang nợ vào thân, chả ai bảo nhưng ông lại xuống cả ao để mò xem có còn kỷ vật gì của nhà TLVĐ đoàn rơi rớt. Có cái hộp phấn, rồi lại có cái đĩa trầu, hay cây bút chì ngắn cụt...ông đều giữ lại biết đâu có ngày ai cần tới. Hay có ai yêu văn chương của nhóm TLVĐ đến tặng sách, ảnh, tài liệu ông đều trực tiếp thu nhận và bày lên. Vô hình chung, ông Đạm trở thành cụ “Giám đốc” bảo tàng TLVĐ. Có lần con gái nhà văn Thạch Lam, là bà Nguyễn Tường Dung từ nước ngoài về thăm lại quê, ông vui như đón người bạn hồi trẻ về vậy. Ông kể cái hồi năm đói, 45 cách mạng cướp chính quyền bà này mới bảy tuổi, còn tham gia hát nhi đồng cùng với mình ở thị trấn, vậy mà đều đã lên ông, lên bà cả rồi. Nhưng ông kể buồn nhất là mộ của nhà văn Thạch Lam vẫn chưa đưa được về đây. Nghe nói, nhà văn mất vì bệnh lao nặng, trên Hà Nội xa xôi, nên cất mộ tạm tại nghĩa trang Hợp Thiện, quận Hai Bà Trưng. Nhưng hiện con cháu đều ở nước ngoài, không có điều kiện chăm nom, thật ái ngại. Ông Đạm vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.
Rồi ông thắc thỏm kể, mình có mảnh đất ở giữa cái khu TLVĐ này như một sự tính cờ. Khu đất ba mẫu của gia đình TLVĐ, bị bỏ hoang sau ngày tiêu thổ kháng chiến. Nhất là khi nhà văn Thạch Lam mất năm 1942, sau đó nhà văn Nhất Linh cũng chết bên Trung Quốc, năm 1948, bà Phán Nhu đã làm lễ cầu siêu cho các con, rồi đi tu tận trong Sài Gòn. Vợ con của Thạch Lam cũng theo chân vào Sài Gòn sinh sống. Mảnh đất của anh em nhà TLVĐ bị ông trưởng ga hồi đó, vào năm 1954 chiếm ở, nghiễm nhiên là chủ nhân cho đến năm 1970. Ông Đạm đã mua lại của người này 2000 mét, và đã ở tại đây 43 năm qua. Ngôi nhà ông xây dựng hiện chính là nhà lưu giữ những kỷ vật của anh em nhà TLVĐ, bấy lâu nay.
Tôi ngồi bên ông Đạm ngước nhìn lên bàn thờ, bày hình ảnh của nhóm TLVĐ, với bao nỗi rưng rưng trong tâm cảm. Này đó là ba anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Còn kia là những Khái Hưng, Trần Tiêu, Thế Lữ, Xuân Diệu. Nhưng chân dung Thạch Lam là trẻ nhất và ẩn giấu những nét cô đơn dâng lên từ đôi mắt. Ông Đạm ngồi thừ trong giây lát rồi than, nếu không có căn bệnh quái ác ngày ấy, thì ông trời đã không cướp đi một ngôi sao văn học Thạch Lam đang đến độ sáng chói. Rồi ông nhớ về ngôi nhà cây liễu bên hồ Tây, nhỏ bé và luôn luôn lộng gió, nơi nhà văn Thạch Lam trở về cát bụi. Tôi không ngờ ông Đạm lại có nhiều nỗi niềm đến vậy.
Chợt ông đưa tôi xem mấy cuốn sách của nhà văn Thạch Lam được xuất bản từ những năm 40, do những khách thập phương mang dến tặng, để làm tư liệu. Ngay sau đó, ông giở đến truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”, rồi nói ngôi nhà ấy đâu có xa xôi, ngay cuối phố huyện. Ông ngồi xuống ghế, thở dài như đau khổ cho một người mẹ có đến mười một người con, bữa đói bữa no. Nhiều hôm không có ai mướn làm việc gì thì chỉ có việc đi ăn xin. Rồi tình cảnh đến cay đắng khi bà Lê đã phải đi xin gạo và bị chó nhà cậu Phúc cắn nát chân, lên cơn sốt rồi chết. Người mẹ khốn khó chỉ biết kêu trời vì sao lại để cho các con bà bị đói. Người mẹ chết đi để lại một bầy con nhỏ dại giờ biết nương tựa vào đâu. Những đôi mắt trẻ nhỏ dõi con tầu trong đêm và mơ tưởng tới một chân trời xa xôi, mà chẳng bao giờ mình đi tới được...Nỗi thương cảm cứ chông chênh trong lòng tôi. Giọng nói trầm ấm của ông Đạm pha chút ngập ngừng theo thời gian đã làm lòng tôi trĩu nặng.
Tôi bồi hồi đứng dậy rồi lang thang ra ngoài vườn mong tìm lại bóng dáng “Ngôi nhà Ánh Sáng” ngày nào bà Nhu đã xây cho các con tạo dựng nghiệp văn. Nhưng còn đâu nữa, cái thềm nhà ấy cũng đã bị tàn phá sau cái ngày bom Mỹ ném ga Cẩm Giàng. Giờ đây chỉ còn lại cái ao đầy hoa súng, với sắc đỏ tím một không gian gợi nhớ về thời quá vãng bị khuất lấp u hoài. Còn phía xa kia là những ngôi nhà nhỏ làm kho gạo. Những vòm mài tròn trống rỗng hết sức hoang vu. Những bầy chim sẻ làm tổ và chíu chit bay nhảy hồn nhiên, tạo nên chùm âm thanh làm xao động những hàng cây suốt ngày ủ rũ dưới cái nắng ngột ngạt. Quảng cảnh một thời của khu nhà ánh sáng TLVĐ tiêu điều làm sao. Ông Đạm ngồi như đi vào cõi thiền trên giấc mộng hư vô.
Tôi lặng lẽ đi dọc bức tường rêu, kéo dài tới con đường nhỏ dẫn ra cái ao cũ, gợi nhớ cho tôi bóng dáng cây hoa Hoàng Lan ngày nào đã tạo hương thơm ngào ngạt cho câu chuyện tình man mác, giữa cậu chủ Thanh ngày nào với cô hàng xóm. Tôi nghĩ đây như một tự truyện của tác giả. Cũng như câu chuyện hai đứa trẻ vậy. “Hai đứa trẻ” chính là nhà văn Thạch Lam khi 8 tuổi, và người chị tên là Thế, mới 9 tuổi. Hai chị em thường được mẹ giao trông nom gian hàng bán rượu, gạo, xà phòng, và thuốc lào buổi tối, trước cửa ga, chờ đến khi tầu từ Hà Nội về Hải Phòng hoặc ngược lại.
Niềm bâng khuâng trong đêm ấy đã làm tôi cứ tha thẩn tìm lại gốc cây Hoàng Lan trong câu chuyện tình ngày nào. Đâu là dấu chân của Nga, cô gái hàng xóm từng ngong ngóng tiếng bước chân của cậu chủ trở về sau tiếng còi tầu báo hiệu tình yêu. Và đâu là gói hoa Hoàng Lan mà Nga vẫn hái để ủ hương thơm đón cậu chủ. Tôi ước đến một ngày nào đó, khi xây khu tưởng niệm này họ sẽ trồng một hàng cây Hoàng Lan, trên con đường Thạch Lam để các cô gái thường đến nhặt những cánh hoa rơi thơm phức mụi hương, trao lại cho những người bạn trai cùng sánh vai trong khu vườn này. Khu vườn tình yêu của nhà anh em TLVĐ sẽ ngào ngạt hương bay.
Trên đường về, tôi hỏi ông Đạm đã nghĩ gì trong lúc thiền, và có mơ về con đường 320m mang tên Thạch Lam sẽ hoàn thành trong năm tới. Ông lắc đầu, mơ đấy ước đấy, nhưng khó lắm. Ông dừng lại lấy khăn tay lau mồ hôi, trong cái ẩm mốc của thời gian, rồi nói mấy câu vô thanh mà chỉ trong lòng ông rõ. Hình như hồn của người xưa bay về nương trú trên vai người già. Tôi ở tuổi 70. Ông ở tuổi 80. Không biết đến bao giờ khu nhà anh em TLVĐ mới xong theo dự án. Một áng mây đen lừng lững trôi về phía Nam. Tôi và ông đi rất chậm trên con phố Thạch Lam. Ông nói gì đó thì thào, rất khẽ, rất khẽ. Bụi đường nhè nhẹ bay lên trong ngọn gió hoang chợt lùa tới. May sao khi đó tiếng con trẻ từ lớp mẫu giáo bên đường rộn ràng chạy ùa ra khỏi lớp. Chúng đứng ở cổng trường ríu rít cười nói, la hét, rồi vẫy tay chào chúng tôi. Những bàn tay nhỏ xíu. Nhưng nụ cười xinh xinh. Những đôi mắt long lanh như những hạt ngọc vậy. Tất cả chúng cứ đi theo hai chúng tôi cho đến đầu con đường Thạch Lam.
Gặp tôi, ông Đạm cười gượng vì đã cám cảnh mấy anh nhà báo đến quấy nhiễu, nhưng lại chả có tác dụng gì, cho dù đã có hàng chục bài báo đã lên tiếng sự chậm trễ của dự án xây dựng Khu Lưu niệm TLVĐ. Trong lúc chờ ông đi lấy chìa khóa cổng, tôi tạt vào chợ huyện ở gần đầu đường, như một sự tình cờ. Nhưng tôi bỗng thấy bâng khuâng làm sao, khi hình dung cách đây hơn nửa thế kỷ, nhà văn Thạch Lam đã từng dạo bước, với gương mặt nho nhã, luôn luôn đượm nỗi phiền muộn...
Chợ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) xinh như một bài thơ. Nhưng lại là những câu thơ buồn khi tôi sực nhớ lại chuyện của “Cô hàng xén”, mà Thạch Lam đã viết tại nơi đây. Mỗi lần qua chợ là tôi không kìm được bước chân nhẹ gót tạt qua dãy hàng xén. Ngắm từng người bán hàng và tôi cứ mường tượng rằng kia là cô Tâm, nọ là cô Tâm, đấy là cô Tâm và tôi là anh giáo nghèo ngày nào mê ly cô bé ấy. Nhưng rồi hạnh phúc khuất nẻo ở nơi nào. Cô hàng xén vẫn phải chắt chiu từng cắc, từng xu để nuôi mấy miệng ăn, rồi vẫn phải lo cho đứa em ăn học. Mỗi lần về nhà là lại một lần thổn thức với nỗi buồn nghèo khó. Nó đeo đẳng với những lo toan không bao giờ dứt ra khỏi cuộc đời. Tiếng thở dài nẫu ruột của Tâm như muốn nuốt vào lòng những niềm hy vọng mơ hồ về một tương lai mông lung, nơi xóm chợ nghèo...Tôi như mộng mị, ngơ ngẩn, với nỗi buồn cô hàng xén ấy, nếu không có ông Đạm gọi tôi, nào có đi không kẻo nắng. Lúc này tôi mới tỉnh cơn mơ ngày, rảo chân đi theo ông Đạm ngược chợ đến đầu con đường mang tên Thạch Lam, người đã làm thổn thức hàng triệu con tim bởi những nỗi buồn Cẩm Giàng, day dứt trong nỗi cô đơn.
Tôi và ông Đạm đi dọc trên còn đường nhỏ của thị trấn cắt ngang lộ Độc Lập. Người ta đặt tên nhà văn cho con đường này từ năm 1996, có lẽ bởi tình cảm hiền hậu, hết mực yêu thương những con người cần lao, nghèo khổ của tác giả được thể hiện trong hầu hết những nhân vật, hay câu chuyện đã viết, đều xảy ra ở tại thị trấn ga hoang lạnh một thời. Nó có thể nói đó là một thế giới tâm hồn cô đơn, bơ vơ được an ủi, vỗ về. Cùng với đó con đường mang tên Thạch Lam ghi dấu một lối đi của một đường văn, tuy thời đoạn 10 năm của TLVĐ, nhưng lại cháy sáng một sắc mầu thiên thanh, không thể nào quên.
Mười năm, nào là những tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay, rồi Nhà Xuất bản Đời Nay, TLVĐ đã bồi dưỡng và phát hiện ra không ít nhân tài văn chương cho đất nước. Mười năm với ba lần trao giải thưởng Văn học, TLVĐ gắn bó với những cái tên như Tế Hanh, Anh Thơ, Nguyên Hồng, Đỗ Xuân Thu, Mộng Tuyết...Cùng với đó là hàng chục cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn ra đời đã làm sao động đời sống văn học. bạn đọc yêu mến những tác giả như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Xuân Diệu...và đặc biệt Thạch Lam đã làm rơi nước mắt của bao người khi được chia sẻ trong cuộc sống. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam là một bài thơ buồn trong cõi nhân gian. Tác phẩm của ông thuộc về những người nghèo và những thân phận vất vả với những lo toan, khắc khoải với miếng cơm manh áo hàng ngày. Có thể nói, trừ cuốn “Hà Nội ba sáu phố phường”, còn lại tất cả truyện ngắn hay của ông đều viết về những con người ở phố huyện Cẩm Giàng heo hút một thuở này...
Mải nghĩ, tôi chợt suýt vấp vào một cột đá mọc bên lề đường, thì ra đó là cái mốc báo bên trái có một lớp học mẫu giáo, và nhà Văn hóa của khu vực gần đó. Thật bất ngờ, bên phải con đường, thui thủi một căn nhà nhỏ, đó là một cửa hàng khám bệnh miễn phí của một ông lang nghèo của phố huyện. Vậy là, phố Thạch Lam còn hoang vu lắm, và còn nhoi nhói những nỗi buồn quanh quất ở đâu đó, bảng lảng nhẹ tênh những con gió rụt rè lùa tới. Mới hay, con đường dẫn vào khu nhà vườn trại, nơi sinh hoạt gặp gỡ của các nhà văn TLVĐ ngày nào, cũng còn nhiều trắc trở lắm. Vẫn cứ phải vòng vào đường sắt ga Cẩm Giàng. Lại có chỗ vật vã những gạch, vôi, phế liệu hay cỏ hoang che kín dấu chân người.
Ông Đạm giờ đã hơn tám mươi tuổi, chân đi như đếm bước vậy, lúc lúc lại dừng để cười, nhưng thực ra để thở cho đỡ mệt. Cho dù tôi biết con đường cũng chỉ dài khoảng 320 mét, một con số ánh xạ của đoạn đời 32 năm của nhà văn Thạch Lam. Đó cũng là một sự ngẫu nhiên đến kỳ lạ của hai con số. Nhưng ông Đạm lại thốt lên một câu rằng, mình đã đợi hàng chục năm nay rồi, mấy cái đận 32 năm chỉ mong mỏi cái ngày khởi công khu tưởng niệm TLVĐ đến cháy ruột, cháy gan, mà vẫn chưa thấy đâu. Trước khi mở cổng cho tôi vào trong ông chỉ lên bản sơ đồ quy hoạch được dựng bên đường sắt, rồi lắc đầu tỏ ra thất vọng.
Sự thất vọng của ông Đạm càng tô thêm một mầu đen khi cho tôi biết, ông là chủ nhân 2000 mét đất trong khu tưởng niệm này, sẵn sàng bàn giao cho chính quyền, khi bắt tay vào dự án. Nỗi buồn ông hoang hoải làm sao, khi chung quanh ngôi nhà, mà ông tạm làm bảo tàng nhỏ TLVĐ, cây cỏ mọc um tùm, hoa dại côi cút mênh mông. Nhưng rồi nỗi trầm tư cũng thoáng qua. Tôi được ông Đạm cho xem một số tài liệu, sách và ảnh lưu trữ được tại nhà ông. Tự nhiên ông mang nợ vào thân, chả ai bảo nhưng ông lại xuống cả ao để mò xem có còn kỷ vật gì của nhà TLVĐ đoàn rơi rớt. Có cái hộp phấn, rồi lại có cái đĩa trầu, hay cây bút chì ngắn cụt...ông đều giữ lại biết đâu có ngày ai cần tới. Hay có ai yêu văn chương của nhóm TLVĐ đến tặng sách, ảnh, tài liệu ông đều trực tiếp thu nhận và bày lên. Vô hình chung, ông Đạm trở thành cụ “Giám đốc” bảo tàng TLVĐ. Có lần con gái nhà văn Thạch Lam, là bà Nguyễn Tường Dung từ nước ngoài về thăm lại quê, ông vui như đón người bạn hồi trẻ về vậy. Ông kể cái hồi năm đói, 45 cách mạng cướp chính quyền bà này mới bảy tuổi, còn tham gia hát nhi đồng cùng với mình ở thị trấn, vậy mà đều đã lên ông, lên bà cả rồi. Nhưng ông kể buồn nhất là mộ của nhà văn Thạch Lam vẫn chưa đưa được về đây. Nghe nói, nhà văn mất vì bệnh lao nặng, trên Hà Nội xa xôi, nên cất mộ tạm tại nghĩa trang Hợp Thiện, quận Hai Bà Trưng. Nhưng hiện con cháu đều ở nước ngoài, không có điều kiện chăm nom, thật ái ngại. Ông Đạm vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.
Rồi ông thắc thỏm kể, mình có mảnh đất ở giữa cái khu TLVĐ này như một sự tính cờ. Khu đất ba mẫu của gia đình TLVĐ, bị bỏ hoang sau ngày tiêu thổ kháng chiến. Nhất là khi nhà văn Thạch Lam mất năm 1942, sau đó nhà văn Nhất Linh cũng chết bên Trung Quốc, năm 1948, bà Phán Nhu đã làm lễ cầu siêu cho các con, rồi đi tu tận trong Sài Gòn. Vợ con của Thạch Lam cũng theo chân vào Sài Gòn sinh sống. Mảnh đất của anh em nhà TLVĐ bị ông trưởng ga hồi đó, vào năm 1954 chiếm ở, nghiễm nhiên là chủ nhân cho đến năm 1970. Ông Đạm đã mua lại của người này 2000 mét, và đã ở tại đây 43 năm qua. Ngôi nhà ông xây dựng hiện chính là nhà lưu giữ những kỷ vật của anh em nhà TLVĐ, bấy lâu nay.
Tôi ngồi bên ông Đạm ngước nhìn lên bàn thờ, bày hình ảnh của nhóm TLVĐ, với bao nỗi rưng rưng trong tâm cảm. Này đó là ba anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Còn kia là những Khái Hưng, Trần Tiêu, Thế Lữ, Xuân Diệu. Nhưng chân dung Thạch Lam là trẻ nhất và ẩn giấu những nét cô đơn dâng lên từ đôi mắt. Ông Đạm ngồi thừ trong giây lát rồi than, nếu không có căn bệnh quái ác ngày ấy, thì ông trời đã không cướp đi một ngôi sao văn học Thạch Lam đang đến độ sáng chói. Rồi ông nhớ về ngôi nhà cây liễu bên hồ Tây, nhỏ bé và luôn luôn lộng gió, nơi nhà văn Thạch Lam trở về cát bụi. Tôi không ngờ ông Đạm lại có nhiều nỗi niềm đến vậy.
Chợt ông đưa tôi xem mấy cuốn sách của nhà văn Thạch Lam được xuất bản từ những năm 40, do những khách thập phương mang dến tặng, để làm tư liệu. Ngay sau đó, ông giở đến truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”, rồi nói ngôi nhà ấy đâu có xa xôi, ngay cuối phố huyện. Ông ngồi xuống ghế, thở dài như đau khổ cho một người mẹ có đến mười một người con, bữa đói bữa no. Nhiều hôm không có ai mướn làm việc gì thì chỉ có việc đi ăn xin. Rồi tình cảnh đến cay đắng khi bà Lê đã phải đi xin gạo và bị chó nhà cậu Phúc cắn nát chân, lên cơn sốt rồi chết. Người mẹ khốn khó chỉ biết kêu trời vì sao lại để cho các con bà bị đói. Người mẹ chết đi để lại một bầy con nhỏ dại giờ biết nương tựa vào đâu. Những đôi mắt trẻ nhỏ dõi con tầu trong đêm và mơ tưởng tới một chân trời xa xôi, mà chẳng bao giờ mình đi tới được...Nỗi thương cảm cứ chông chênh trong lòng tôi. Giọng nói trầm ấm của ông Đạm pha chút ngập ngừng theo thời gian đã làm lòng tôi trĩu nặng.
Tôi bồi hồi đứng dậy rồi lang thang ra ngoài vườn mong tìm lại bóng dáng “Ngôi nhà Ánh Sáng” ngày nào bà Nhu đã xây cho các con tạo dựng nghiệp văn. Nhưng còn đâu nữa, cái thềm nhà ấy cũng đã bị tàn phá sau cái ngày bom Mỹ ném ga Cẩm Giàng. Giờ đây chỉ còn lại cái ao đầy hoa súng, với sắc đỏ tím một không gian gợi nhớ về thời quá vãng bị khuất lấp u hoài. Còn phía xa kia là những ngôi nhà nhỏ làm kho gạo. Những vòm mài tròn trống rỗng hết sức hoang vu. Những bầy chim sẻ làm tổ và chíu chit bay nhảy hồn nhiên, tạo nên chùm âm thanh làm xao động những hàng cây suốt ngày ủ rũ dưới cái nắng ngột ngạt. Quảng cảnh một thời của khu nhà ánh sáng TLVĐ tiêu điều làm sao. Ông Đạm ngồi như đi vào cõi thiền trên giấc mộng hư vô.
Tôi lặng lẽ đi dọc bức tường rêu, kéo dài tới con đường nhỏ dẫn ra cái ao cũ, gợi nhớ cho tôi bóng dáng cây hoa Hoàng Lan ngày nào đã tạo hương thơm ngào ngạt cho câu chuyện tình man mác, giữa cậu chủ Thanh ngày nào với cô hàng xóm. Tôi nghĩ đây như một tự truyện của tác giả. Cũng như câu chuyện hai đứa trẻ vậy. “Hai đứa trẻ” chính là nhà văn Thạch Lam khi 8 tuổi, và người chị tên là Thế, mới 9 tuổi. Hai chị em thường được mẹ giao trông nom gian hàng bán rượu, gạo, xà phòng, và thuốc lào buổi tối, trước cửa ga, chờ đến khi tầu từ Hà Nội về Hải Phòng hoặc ngược lại.
Niềm bâng khuâng trong đêm ấy đã làm tôi cứ tha thẩn tìm lại gốc cây Hoàng Lan trong câu chuyện tình ngày nào. Đâu là dấu chân của Nga, cô gái hàng xóm từng ngong ngóng tiếng bước chân của cậu chủ trở về sau tiếng còi tầu báo hiệu tình yêu. Và đâu là gói hoa Hoàng Lan mà Nga vẫn hái để ủ hương thơm đón cậu chủ. Tôi ước đến một ngày nào đó, khi xây khu tưởng niệm này họ sẽ trồng một hàng cây Hoàng Lan, trên con đường Thạch Lam để các cô gái thường đến nhặt những cánh hoa rơi thơm phức mụi hương, trao lại cho những người bạn trai cùng sánh vai trong khu vườn này. Khu vườn tình yêu của nhà anh em TLVĐ sẽ ngào ngạt hương bay.
Trên đường về, tôi hỏi ông Đạm đã nghĩ gì trong lúc thiền, và có mơ về con đường 320m mang tên Thạch Lam sẽ hoàn thành trong năm tới. Ông lắc đầu, mơ đấy ước đấy, nhưng khó lắm. Ông dừng lại lấy khăn tay lau mồ hôi, trong cái ẩm mốc của thời gian, rồi nói mấy câu vô thanh mà chỉ trong lòng ông rõ. Hình như hồn của người xưa bay về nương trú trên vai người già. Tôi ở tuổi 70. Ông ở tuổi 80. Không biết đến bao giờ khu nhà anh em TLVĐ mới xong theo dự án. Một áng mây đen lừng lững trôi về phía Nam. Tôi và ông đi rất chậm trên con phố Thạch Lam. Ông nói gì đó thì thào, rất khẽ, rất khẽ. Bụi đường nhè nhẹ bay lên trong ngọn gió hoang chợt lùa tới. May sao khi đó tiếng con trẻ từ lớp mẫu giáo bên đường rộn ràng chạy ùa ra khỏi lớp. Chúng đứng ở cổng trường ríu rít cười nói, la hét, rồi vẫy tay chào chúng tôi. Những bàn tay nhỏ xíu. Nhưng nụ cười xinh xinh. Những đôi mắt long lanh như những hạt ngọc vậy. Tất cả chúng cứ đi theo hai chúng tôi cho đến đầu con đường Thạch Lam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét